Công nghệ VoIP và ứng dụng của công nghệ VoIP

Đánh giá post

Ngày nay, cùng với sự phát triển của công nghệ, càng nhiều các ứng dụng, phần mềm, hệ thống được hình thành và phát triển trên nền tảng công nghệ số. Điển hình là công nghệ VoIP. Vậy, bạn có muốn biết thêm thông tin về VoIP không? Hãy để cho Đỉnh Vàng IT chia sẻ cho bạn về công nghệ VoIP và ứng dụng của công nghệ VoIP nhé!

1. Một số chia sẻ về công nghệ VoIP.

Một số chia sẻ về công nghệ VoIP.
Một số chia sẻ về công nghệ VoIP.

1.1. Khái niệm công nghệ VoIP.

VoIP – viết tắt của từ Voice over Internet Protocol, một thức truyền thông sử dụng giao thức TCP/IP, dựa trên hệ thống cơ sở hạ tầng của mạng lưới Internet. Điểm đặc biệt của hệ thống công nghệ VoIP là chúng có thể được sử dụng ở bất kỳ nơi đâu, trong hoàn cảnh nào, chỉ cần ở đó có Internet.

1.2. Các hình thức kết nối của công nghệ VoIP trong doanh nghiệp

Thông thường, các hình thức kết nối phổ biến của công nghệ VoIP trong doanh nghiệp bao gồm kết nối dạng phần cứng và kết nối dạng phần mềm. Một cách phổ biến nhất mà người ta hay sử dụng là kết nối với điện thoại analog truyền thống, điện thoại kỹ thuật số hay còn gọi là điện thoại VoIP
  • VoIP với điện thoại analog (điện thoại truyền thống): một chiếc điện thoại truyền thống thông thường có thể sẽ không đáp ứng được việc giọng nói trong VoIP được truyền qua internet. Tuy nhiên, sự xuất hiện của Analog Telephone Adapter (ATA) sẽ giúp bạn chuyển đổi tín hiệu điện thoại analog sang tín hiệu số để có thể truyền qua internet.
  • VoIP với điện thoại IP: vì là điện thoại thông minh, bạn không cần dùng tới ATA mà chỉ cần cắm điện thoại trực tiếp vào cổng Ethernet hỗ trợ mạng, điện thoại sẽ giao tiếp từ Internet đến dịch vụ VoIP mà bạn đã đăng ký.
  • VoIP với thiết bị giúp chuyển đổi từ analog sang IP: sẽ có những công ty nhận việc sản xuất các jack cắm Ethernet trong nhà để có thể giúp bạn chuyển đổi dễ dàng điện thoại truyền thống của bạn sang điện thoại có thể sử dụng VoIP. Có một số ứng dụng VoIP có thể thực hiện các cuộc gọi bằng điện thoại tiêu chuẩn như Skype, Google Hangout, Google Voice,…

>> Tham khảo thêm nếu bạn cần các dịch vụ hỗ trợ công nghệ thông tin: Giới thiệu Dịch Vụ IT Support Của Đỉnh Vàng IT

2. Các tính năng nổi bật của công nghệ VoIP

Các tính năng nổi bật của công nghệ VoIP
Các tính năng nổi bật của công nghệ VoIP

Công nghệ VoIP là một giải pháp hiện đại, được hình thành trong thời đại công nghệ số đang phát triển mạnh mẽ như ngày nay, VoIP có một số tính năng nổi bật như sau:

  • Chuyển tiếp cuộc gọi: để đưa cuộc gọi đến cho người hiểu rõ vấn đề hơn, công nghệ VoIP sẽ giúp bạn chuyển tiếp cuộc gọi một cách nhanh chóng và chính xác để bạn đưa ra các giải đáp kịp thời và mang lại hiệu quả cao.
  • Từ chối cuộc gọi ẩn danh: không phải tất cả các cuộc gọi đều thực sự là những khách hàng cần được giải đáp các thắc mắc, cung cấp các dịch vụ đáp ứng nhu cầu, mà có thể sẽ có những cuộc gọi đơn giản chỉ để phá rối bạn. Công nghệ VoIP sẽ tự động giúp bạn các cuộc gọi có số ID ẩn danh hoặc các số liên lạc mà doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân bạn đã chặn.
  • Ghi âm cuộc gọi: điều này rất có tác dụng đối với doanh nghiệp chúng ta, vừa là một lời nhắc nhở nhân viên rằng “tôi có thể biết được thái độ bạn nói với khách hàng là như thế nào”, từ đó làm cho nhân viên có thái độ phục vụ tốt hơn. Ngoài ra, xem lại các cuộc ghi âm đó có thể giúp bạn tìm ra và thấu hiểu cặn kẽ những nhu cầu của khách hàng của bạn.
  • Phản hồi giọng nói tương tác: tính năng này của VoIP giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian để tự phân loại khách hàng để có thể giải đáp đúng nhu cầu cho khách hàng. Cụ thể, khách hàng sẽ chọn các phím tương ứng theo hướng dẫn của tổng đài để có thể đi đến được cuộc gọi với nhân viên và được giải đáp thắc mắc.
  • Conference Bridge: cho phép một cuộc gọi có nhiều hơn 2 người tham gia.
  • Nhạc chờ tự cài đặt cho cuộc gọi: tự tạo ra đoạn chào, bài hát của riêng mình khi khách hàng đang chờ để được nhận cuộc gọi của bạn.
  • ….

3. Các tính năng nổi bật của công nghệ VoIP

Các tính năng nổi bật của công nghệ VoIP
Các tính năng nổi bật của công nghệ VoIP

3.1. Hỗ trợ việc vận hành doanh nghiệp dễ dàng hơn.

Các tính năng của công nghệ VoIP và ứng dụng của chúng là hai yếu tố có tỉ lệ thuận với nhau. Công nghệ VoIP và ứng dụng của chúng mang lại rất nhiều lợi ích cho chúng ta trong đời sống, trong doanh nghiệp của bạn.

Vì công nghệ VoIP được sử dụng hoàn toàn qua kết nối internet nên các cuộc gọi sẽ được thực hiện một cách dễ dàng ở mọi chi nhánh khác nhau. Sử dụng cùng một tổng đài VoIP sẽ giúp bạn dễ quản lý doanh nghiệp của mình hơn. 

Tiếp nhận và quản lý cuộc gọi một cách dễ dàng, nhìn thấy được ai đang tiếp nhận điện thoại và ai thì không, bạn có thể dễ dàng quản lý hơn trong việc phân bổ các cuộc gọi đồng đều đến nhân viên, tránh tình trạng người thì quá ít việc, người thì quá nhiều việc, làm ảnh hưởng đến hiệu suất công việc.

Công nghệ VoIP có thể kết nối được với phần mềm CRM – một phần mềm quan trọng trong việc quản lý các mối quan hệ khách hàng. Việc kết nối được với phần mềm này giúp cho bạn dễ hình dung hơn về mối liên hệ giữa các hoạt động có liên quan đến hai lĩnh vực này, từ đó có thể đưa ra các phương án cải tiến, khắc phục sự cố nhanh chóng hơn.

3.2. Công nghệ VoIP và ứng dụng của chúng trong việc tạo ra các ứng dụng công nghệ khác.

Các tính năng nổi bật của công nghệ VoIP
Các tính năng nổi bật của công nghệ VoIP

Ngoài việc đề cập đến công nghệ VoIP và ứng dụng của nó trong, bài viết này còn đề cập đến công nghệ VoIP và ứng dụng của nó trong việc tạo ra các ứng dụng công nghệ nữa.

Với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của công nghệ, ngày nay, người ta thường xuyên sử dụng các ứng dụng dùng để nghe gọi thông qua các ứng dụng như Zalo, Facebook, Viber,…Nhưng có thể bạn chưa biết, bạn có thể thực hiện các cuộc gọi trên các ứng dụng này thông qua internet là vì các ứng dụng này được tạo ra nhờ sự ứng dụng của công nghệ VoIP đó!

Nói một chút ít vậy thôi cũng đủ để bạn biết được công nghệ VoIP và ứng dụng của nó trong đời sống rồi đúng không? Toàn bộ những thông tin được chia sẻ trong bài viết này đều là tấm lòng của Đỉnh Vàng IT đó nha! Hy vọng nó sẽ là những kiến thức bổ ích cho bạn và một ngày nào đó nó sẽ trở nên hữu dụng trong tương lai nhé!